Mùa hè nắng nóng làm cây trong vườn héo úa, cây lan trong vườn cũng vậy, đặc biết vào những ngày hè oi bức. Thông thường thì những cây lan đều là loại ưa mát, chính vì thế tồn tại trong nhiệt độ gần 40 độ C như hiện nay là điều không hề dễ dàng gì. Vậy làm sao để cây lan trong vườn chống nóng hiệu quả. Tìm hiểu ngay cách chống nóng cho lan vào mùa nắng dưới đây nhé !
Một số cách chống nóng cho lan vào những ngày nắng
Chống nắng cho lan bằng cách sử dụng lưới che nắng
Lưới che nắng cho lan là biện pháp phổ biến và hiệu quả nhất để chống nóng cho vườn lan mà mọi người nghĩ ra đầu tiên. Bình thường thì mọi người sẽ sử dụng một lớp lưới để có thể giảm nhiệt độ trong vườn.
Thay vì sử dụng 1 lớp che nắng cho vườn thì vào những mùa nắng, bạn sử dụng lưới chống nắng để che cho vườn lan. Tăng cường thêm thêm lưới che để giảm ánh nắng từ mặt trời, qua đó giảm nhiệt độ xuống.
Lưu ý: Không nên dùng vải đê che nắng vì vải sẽ gây bí cho khu vườn của bạn, gió sẽ không lu thông được và làm tăng nhiệt độ cho vườn lan. Để có giải pháp chống nắng tối ưu nhất hãy liên hệ với công ty sản xuất lưới Hsia Cheng để nhận tư vấn từ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm.
Tưới nước hợp lý để giảm nhiệt độ
Để đảm bảo cho giò lan không bị khô khi thời tiết nắng gắt, mọi người cần phải có mật độ tưới nước phù hợp với nhu cầu của cây lan. Lưu ý, không tưới nước cho lan vào buổi sáng bởi vì khi nắng lên sẽ làm nóng chậu và làm cho cây khó thích ứng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lan.
Buổi chiều mát chính là thời điểm thích hợp để tưới nước cho lan, lúc này nhiệt độ bắt đầu giảm nên sẽ ko có hiện tượng nóng chậu. Theo chia sẻ từ một số chuyên gia nuôi trồng lan thì thời điểm có thể tưới nước cho lan vào buổi chiều sẽ là từ 16-17 giờ hoặc buổi tối thì từ 20-21 giờ.
Tưới lan bằng hệ thống phun sương chống nóng
Việc đầu tiên trước khi tưới nước là bạn phải tìm cách làm cho vườn lan hạ nhiệt từ từ rồi mới tiến hành tưới nước cho lan. Bạn có thể tận dụng nước để làm ướt nền bằng cách đổ nước và phun sương xung quanh giàn lan lúc trời đã hết nắng cho đến khi nền của vườn lan không còn hơi nóng. Sau khoảng 2 giờ thì vườn lan bắt đầu sẽ hạ nhiệt.
Tuyệt đối không sử dụng nước lạnh để hạ nhiệt vườn lan vì nước lạnh sẽ làm cho cây bị sốc nhiệt, dẫn đến bị hư lá và bộ rễ và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của lan.
Nên sử dụng hệ thống phun sương để tưới cho lan, sẽ giúp cho cây mát từ từ, giúp cây không bị sốc nhiệt, giảm giảm lưu lượng từ từ cho đến khi giò lan mát hoàn toàn. Lúc này thì bạn có thể tiến hành tưới đẫm cho lan.
Nếu vườn lan của bạn trồng có quy mô lớn, thì có thể sử dụng béc tưới cây đối với hệ thống tưới phun. Trên thị trường có đa dạng loại béc tưới, bạn nên chọn loại chuyên dụng cho tưới vườn lan để đem lại hiệu quả cao nhất.
Thay đổi vị trí gió phù hợp để chống nóng cho lan
Xếp các chậu lan gần nhau hơn: Đây có thể được coi là một giải pháp chống nóng khá hiệu quả. Các giò lan được để sát nhau vừa phải, không được quá khít, làm như thế sẽ giúp cho nhiệt độ khu vườn được giảm vừa hạn chế được ánh nắng chiếu trực tiếp vào giò lan. Từ đó độ ẩm của giò lan vẫn giữ lại được mà không cần phải tưới nước.
Hạ thấp giò lan xuống mặt đất: Gia tăng khoảng cách từ giò lan đến lưới che nắng khoảng 1-2m. Khoảng cách thoáng sẽ giúp phân tán nhiệt độ của ánh nắng mặt trời, giúp lan không bị hấp thụ nhiệt trực tiếp gây nóng. Ngoài ra, có thể hạ thấp giàn lan xuống mặt đất hơn giúp quá trình thoát hơi nước bị chậm lại giúp cây không bị khô trong những ngay nóng gay gắt.
Giữ vườn thoáng gió
Khi trời nắng nóng gay gắt thì gió được xem là yếu tố cực kỳ quan trong đối với vườn lan. Gió vào mùa hè thường có nhiệt độ cao, khi thổi vào vườn sẽ làm giàn lan dễ bị khô. Tuy nhiên vườn lan của bạn không thể không có gió vì đây là yếu tố giúp vườn lan thông thoáng và hạn chế sự phát triển của mầm bệnh. Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:
- Trồng những loại cây có tán thưa xung quanh vườn, lựa chọn cây có sức sống tốt, có thể trồng vào chậu để di chuyển dễ hơn.
- Đặt trước hướng gió, rồi tưới đẫm nước để khi gió thổi qua sẽ bổ sung thêm độ ẩm, qua đó cản bớt nhiệt độ làm gió mát hơn.
- Không nên đặt những chậu cây làm mát quá gần với giàn lan vì sẽ gây bí, vì thế nên đặt chúng ở vị trí đón hướng gió.
- Xếp những chậu cây chịu được nóng xuống nền đất để đất nền không giữ nhiệt, qua đó giúp giảm nhiệt trên giàn lan. Một số loại cây bạn có thể trồng để làm mát giàn lan có thể là cây trường sinh, cây bọ lá bỏng, cây lẻ bạn,….
Không phun thuốc trong thời gian nắng nóng
Vào mua nắng nóng, nhiệt độ cao vì thế tuyệt đối không nên bón phân hay phun thuốc vào thời điểm này. Đây là một sai lầm tai hại nếu ai thực hiện, nếu bón phân sẽ khiến lan khó hấp thu dinh dưỡng mà còn khiến gốc lan bị nóng và dễ làm cho mầm bệnh phát triển.
Không tưới nước khi nhiệt độ cây còn rất cao
Đây là một chống nóng cho lan sai lầm mà nhiều người mới chơi lan thường xuyên mắc phải. Mặc dù vườn lan có đang nóng, lan bị cháy, héo đến mức nào đi nữa thì cũng phải treo lan vào chỗ mát hoặc tìm môi trường đủ mát để hạ nhiệt cho cây rồi mới tiến hành tưới nước. Nếu tưới lúc cây đang nóng sẽ làm tổn thương cơ giới của lan và tạo điều kiện cho sâu bệnh xâm nhập và phát triển
Một số dấu hiệu cây lan khi bị sốc nhiệt
Nếu tưới nước cho lan vào trời nắng nóng không đúng cách sẽ dẫn đến hiện tượng lan bị sóc nhiệt. Dưới đây là một số hiện tượng bạn cần phải theo dõi để có những biện pháp xử lí kịp thời
- Lan bị héo lá, mặc dù bạn tưới nước mỗi ngày.
- Cây bị héo lá và bị rụng đối với những lá già, là non thì bị vàng úa.
- Cây lan chậm phát triển, không ra hoa hoặc ra hoa nhưng bị rụng sớm, cây không thể phân tán thêm cành.
- Rễ của các cây non có hiện tượng bị chột, rễ nhánh, không xuất hiện rễ con.
- Nguy hiểm nhất khi lan bị sốc nhiệt đó là sẽ bị chết hàng loạt.
Qua những cách hạ nhiệt và chống nóng cho lan vào những ngày nắng. Hy vọng TheTeaLab có thể giúp cho vườn lan của nhà bạn tránh được những cái nắng gay gắt của mùa hè, qua đó giúp cây phát triển một cách tốt nhất.