Blog

Trong những ngày “rụng dâu”, cơ thể chị em thường trở nên nhạy cảm và dễ mệt mỏi hơn bình thường. Đây cũng là lúc nhiều người băn khoăn liệu “Tới tháng uống trà sữa được không?”, bởi đây là món đồ uống yêu thích khó cưỡng. Tuy nhiên, bên cạnh hương vị ngọt ngào, trà sữa có thể tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trong kỳ kinh nguyệt. Hãy cùng The Tea Lab tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề có kinh uống trà sữa được không trong bài viết dưới đây để chăm sóc cơ thể đúng cách bạn nhé!

Tới tháng uống trà sữa được không? 6 tác hại cần lưu ý

Để trả lời cho câu hỏi “Tới tháng uống trà sữa được không?”, chị em cần hiểu rõ những ảnh hưởng mà loại đồ uống này có thể gây ra trong kỳ kinh nguyệt. Dù là món khoái khẩu của nhiều người, nhưng trà sữa lại chứa nhiều đường, chất béo và caffeine – những thành phần có thể khiến cơ thể “biểu tình” mạnh mẽ hơn trong những ngày nhạy cảm này. Dưới đây là 6 tác hại chị em cần đặc biệt lưu ý.

Làm trầm trọng thêm các triệu chứng tiền kinh nguyệt

Uống nhiều trà sữa trước kỳ kinh có thể khiến các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) trở nên nghiêm trọng hơn như đau bụng dữ dội, đầy hơi, mệt mỏi, nổi mụn hay chuột rút. Nguyên nhân chính là do caffeine trong trà sữa làm cản trở quá trình chuyển hóa carbohydrate và hấp thụ vitamin B – những yếu tố quan trọng giúp cơ thể cân bằng nội tiết và giảm khó chịu trong những ngày “rụng dâu”.

Làm trầm trọng thêm các triệu chứng tiền kinh nguyệt

Dễ gây tăng cân nhanh chóng

Nhiều chị em thắc mắc tới tháng uống trà sữa được không vì hay thèm đồ ngọt trong kỳ kinh. Tuy nhiên, mỗi ly trà sữa chứa từ 300–400 calo, lại dễ gây tích mỡ nếu cơ thể ít vận động trong những ngày mệt mỏi. Uống thường xuyên không chỉ làm tăng cân mà còn ảnh hưởng đến vóc dáng và sức khỏe lâu dài. Thay vào đó, bạn nên chọn nước ép trái cây hoặc sữa đậu nành, vừa ngon miệng vừa tốt cho cơ thể trong thời gian này.

Dễ gây tăng cân nhanh chóng

Gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Caffeine trong trà sữa có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố, từ đó làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Biểu hiện thường gặp là kinh nguyệt không đều, khi ít khi nhiều, thậm chí có thể bị rong kinh hoặc mất kinh. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều chỉnh kịp thời, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và gây khó khăn cho quá trình thụ thai trong tương lai. Vì vậy, chị em nên cân nhắc kỹ trước khi tiêu thụ trà sữa trong kỳ kinh.

Gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Xem thêm: Bầu Uống Trà Xanh Được Không? Các Lợi Ích Và Rủi Ro Mẹ Bầu Cần Biết

Làm đau bụng kinh dữ dội hơn

Có không ít các bạn gái thắc mắc tới tháng có uống trà sữa được không, nhất là khi thèm một ly trà sữa mát lạnh để “giải tỏa tâm trạng”. Tuy nhiên, trà sữa chứa caffeine – chất có thể kích thích tử cung co bóp mạnh hơn trong kỳ kinh, khiến cơn đau bụng trở nên dữ dội và kéo dài hơn bình thường. Không chỉ vậy, thói quen uống trà sữa lạnh hay thêm đá còn khiến tử cung bị lạnh, cản trở lưu thông khí huyết. Tình trạng này dễ dẫn đến máu kinh bị ứ đọng, tạo thành các cục máu đông và gây đau nhiều hơn trong ngày “rụng dâu”.

Làm đau bụng kinh dữ dội hơn

Gây khó ngủ, mất ngủ

Một lý do nữa để cân nhắc tới tháng uống trà sữa được không chính là ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trà sữa thường được pha từ trà đen, chứa hàm lượng caffeine cao. Nếu uống vào buổi tối, caffeine dễ gây kích thích thần kinh, khiến chị em khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc trằn trọc suốt đêm. Giấc ngủ kém trong kỳ kinh nguyệt không chỉ làm cơ thể thêm mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu suất làm việc vào ngày hôm sau.

Gây khó ngủ, mất ngủ

Tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Một trong những rủi ro tiềm ẩn khi uống trà sữa trong kỳ kinh là nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Nhiều loại trà sữa hiện nay sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, kém vệ sinh, dễ gây hại cho gan, thận nếu tiêu thụ phải. Với cơ thể đang nhạy cảm trong những ngày “rụng dâu”, điều này càng nguy hiểm hơn. 

Không chỉ vậy, việc uống nhiều trà sữa trong kỳ kinh còn có thể dẫn đến táo bón, nổi mụn, thậm chí tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu dùng thường xuyên. Vì vậy, chị em nên cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn loại đồ uống này.

Tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Xem thêm: Người Gầy Nên Uống Trà Gì? TOP 12 Loại Trà Hỗ Trợ Tăng Cân Hiệu Quả

Tới tháng không nên uống gì? 5 loại đồ uống cần tránh xa

Sau khi hiểu rõ phần nào câu trả lời cho thắc mắc “Tới tháng uống trà sữa được không?”, nhiều chị em cũng bắt đầu quan tâm đến các loại đồ uống khác có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe trong kỳ kinh. Dưới đây là danh sách những thức uống nên hạn chế hoặc tránh xa hoàn toàn trong những ngày “đèn đỏ” để cơ thể luôn khỏe mạnh và thoải mái hơn.

Đồ uống chứa nhiều caffeine

Các loại đồ uống chứa nhiều caffeine (như cà phê, trà xanh, nước tăng lực,…) có thể khiến những ngày “rụng dâu” trở nên nặng nề hơn. Caffeine làm rối loạn quá trình chuyển hóa carbohydrate và vitamin B, dẫn đến tình trạng đầy hơi, tức ngực, đau bụng kinh rõ rệt hơn,… Không chỉ vậy, chất này còn kích thích tử cung co bóp mạnh, khiến máu kinh ra nhiều và kéo dài chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, trong những ngày này, chị em nên hạn chế tiêu thụ đồ uống chứa caffeine để cơ thể dễ chịu hơn.

Đồ uống chứa nhiều caffeine

Nước uống có gas

Uống nước có gas trong kỳ kinh nguyệt dễ gây cảm giác đầy bụng, chán ăn và khó tiêu, khiến cơ thể mệt mỏi do thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết. Thức uống này không chỉ làm tăng cảm giác khó chịu mà còn khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả. Thay vì sử dụng nước có gas, chị em nên ưu tiên chọn nước lọc hoặc nước khoáng không gas để giúp cơ thể nhẹ nhàng hơn và duy trì sức khỏe tốt trong những ngày “rụng dâu”.

Nước uống có gas

Các loại nước ngọt

Tương tự như nước uống có gas, việc tiêu thụ nước ngọt trong kỳ kinh nguyệt có thể khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, gây đầy bụng, khó tiêu và chán ăn. Hàm lượng đường cao trong loại đồ uống này không chỉ ảnh hưởng đến năng lượng mà còn khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống. Nếu thường xuyên dùng nước ngọt vào những ngày “rụng dâu”, chị em có thể đối mặt với tình trạng suy nhược do thiếu dưỡng chất cần thiết.

Các loại nước ngọt

Trà xanh

Trong những ngày “rụng dâu”, cơ thể cần bổ sung sắt để bù lại lượng máu đã mất. Tuy nhiên, việc uống trà xanh lúc này có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt, làm tăng nguy cơ thiếu máu. Bên cạnh đó, trà xanh còn dễ gây cảm giác tức ngực, đau bụng và khiến cơ thể thêm mệt mỏi. Vì vậy, chị em nên hạn chế loại đồ uống này trong kỳ kinh nguyệt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trà xanh

Thức uống có cồn

Đến tháng có được uống trà sữa không? Không chỉ cần hạn chế trà sữa, chị em cũng nên tránh xa các loại đồ uống có cồn như rượu, bia trong kỳ kinh nguyệt. Những thức uống này chứa chất kích thích mạnh tác động đến hệ thần kinh và cơ trơn tử cung, làm tử cung co bóp nhanh và mạnh hơn, dẫn đến tình trạng đau bụng kinh dữ dội. Ngoài ra, đồ uống có cồn còn ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ, dễ gây rối loạn chu kỳ kinh kinh nguyệt, thời gian rụng trứng, lượng máu kinh được đào thải,… khiến cơ thể mệt mỏi và thiếu ổn định.

Thức uống có cồn

Xem thêm: Trà Gì Uống Mát Gan? TOP 25 Loại Trà Làm Mát Và Giải Độc Gan Hiệu Quả

Tới tháng nên uống gì? 8 loại thức uống nên bổ sung

“Tới tháng uống trà sữa được không​/” là câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc trong kỳ kinh nguyệt. Tuy trà sữa không phải là lựa chọn lý tưởng, nhưng vẫn có nhiều thức uống khác giúp bổ sung dinh dưỡng và hỗ trợ sức khỏe trong những ngày này. Dưới đây là 8 loại đồ uống được khuyên dùng trong những ngày “rụng dâu” để giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm bớt những triệu chứng khó chịu.

Nước ấm

Uống nước ấm trong những ngày “rụng dâu” là một cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để làm dịu cơn đau bụng kinh. Nước ấm giúp cải thiện lưu thông máu đến tử cung, từ đó giảm co thắt và cảm giác khó chịu rõ rệt. Việc duy trì thói quen uống đủ 1,5 – 2 lít nước ấm mỗi ngày không chỉ giúp cơ thể được thư giãn mà còn hỗ trợ cân bằng nhiệt độ, giúp bạn gái cảm thấy dễ chịu và nhẹ nhàng hơn trong suốt kỳ kinh nguyệt.

Nước ấm

Nước ép củ dền

Nước ép củ dền là lựa chọn tuyệt vời cho chị em trong những ngày “rụng dâu” nhờ hàm lượng sắt cao, giúp bổ máu và hỗ trợ vận chuyển oxy hiệu quả. Loại nước này còn chứa betaine – hoạt chất có khả năng làm dịu tâm trạng và giảm cảm giác căng thẳng. Nhờ đó, các triệu chứng như đau bụng hay tức vùng hông sẽ được xoa dịu rõ rệt.

Nước ép củ dền

Sữa đậu nành

Sữa đậu nành là thức uống lành mạnh giúp chị em cải thiện sức khỏe trong kỳ kinh nguyệt. Nhờ chứa isoflavone – hoạt chất có tác dụng tương tự estrogen, loại sữa này hỗ trợ cân bằng nội tiết, giúp chu kỳ ổn định hơn và giảm cảm giác mệt mỏi, đau bụng. Ngoài ra, vị ngọt nhẹ của sữa đậu nành còn giúp xoa dịu cơn thèm đồ ngọt, trở thành lựa chọn thay thế hoàn hảo cho trà sữa trong những ngày “rụng dâu”.

Sữa đậu nành

Nước dừa

Nước dừa là lựa chọn tuyệt vời cho chị em trong kỳ kinh nguyệt nhờ khả năng hỗ trợ lưu thông máu và bổ sung khoáng chất thiết yếu. Loại nước này không chỉ giúp cơ thể giữ nước mà còn góp phần làm dịu các cơn đau bụng kinh và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Với vị ngọt tự nhiên, nước dừa còn mang lại cảm giác dễ chịu, tươi mát, rất phù hợp để bổ sung vào thực đơn trong những ngày “rụng dâu”.

Nước dừa

Xem thêm: Uống Trà Gì Tốt Cho Thận? Tổng Hợp 5 Loại Trà Cực Tốt Giúp Lọc Thận

Trà gừng

Trà gừng là một “trợ thủ” đắc lực cho chị em trong những ngày nhạy cảm, giúp làm ấm bụng, hỗ trợ cân bằng nội tiết và giảm co thắt tử cung hiệu quả. Nhờ đặc tính chống oxy hóa, loại trà này còn giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh và giảm cảm giác buồn nôn thường gặp. Nếu không quen vị cay nhẹ của gừng, bạn có thể thêm chút mật ong hoặc vài giọt chanh để dễ uống và tăng hương vị tự nhiên.

Trà gừng

Nước ép cam, quýt

Nước ép cam, quýt là lựa chọn lý tưởng để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể trong kỳ kinh nguyệt. Với hàm lượng cao vitamin C, kali và magie, loại nước ép này giúp giảm cảm giác đầy hơi, đau bụng và hỗ trợ thư giãn cơ thể. Vị chua ngọt tự nhiên còn giúp kích thích vị giác, mang lại cảm giác dễ chịu hơn trong những ngày “rụng dâu”.

Nước ép cam, quýt

Nước ép táo

Nước ép táo là thức uống giàu dinh dưỡng, rất phù hợp cho những ngày “tới tháng”. Loại nước ép này cung cấp nhiều vitamin, sắt và chất chống oxy hóa, giúp bổ máu, hỗ trợ tiêu hóa và làm dịu các cơn đau bụng kinh. Thêm vào đó, hương vị dịu nhẹ, dễ uống còn giúp bạn cảm thấy thư giãn và dễ chịu hơn trong suốt chu kỳ.

Nước ép táo

Socola nóng

Một ly socola nóng trong những ngày “rụng dâu” không chỉ giúp xoa dịu tâm trạng mà còn cung cấp sắt, magie và chất chống oxy hóa cho cơ thể. Những dưỡng chất này hỗ trợ điều hòa nội tiết tố, cải thiện tuần hoàn máu và giúp giảm cảm giác đau bụng kinh hiệu quả. Đây là lựa chọn ấm áp, thơm ngon mà bạn gái có thể cân nhắc để vượt qua kỳ kinh một cách nhẹ nhàng hơn.

Socola nóng

Hy vọng, qua bài viết này, bạn đã tìm được lời giải đáp cho thắc mắc “Tới tháng uống trà sữa được không?” và hiểu rõ hơn về những loại đồ uống nên tránh cũng như nên bổ sung trong kỳ kinh nguyệt. Việc lựa chọn thức uống phù hợp sẽ giúp cơ thể dễ chịu hơn, giảm các triệu chứng khó chịu và hỗ trợ cân bằng nội tiết tố hiệu quả. Hãy chăm sóc bản thân thật tốt trong những ngày “rụng dâu” để luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng nhé!

Xem thêm: Bí Quyết Uống Trà Đen Giảm Cân, Giữ Gìn Vóc Dáng Thon Gọn